Vụ án Lê Văn Duyệt Lê_Văn_Duyệt

Lược kể

Đền thờ Tả quân Lê Văn Duyệt trong Lăng Ông Bà Chiểu.

Sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, Vua Minh Mạng cho bãi chức tổng trấn Gia Định thành, và đổi 5 trấn ra thành 6 tỉnh, là: Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An GiangHà Tiên [26]. Lại đặt các chức tổng đốc, tuần phủ, bố chính, án sát, lãnh binh như các tỉnh ở ngoài Bắc. Đến khi Bạch Xuân Nguyên đến làm bố chính tại Phiên An (tức tỉnh Gia Định), nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cứ, đồng thời trị tội các tôi tớ của ông Duyệt. Vì bị bức, con nuôi ông Duyệt là Lê Văn Khôi bèn khởi binh chống lại (xem Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi).

Nhận được tin cáo cấp, Vua Minh Mạng liền sai quân đi đánh dẹp, đồng thời ban trách Lê Văn Duyệt đã "che chở quân phỉ đảng, để gây nên bọn loạn" [27]. Tuy nhiên, theo một số tài liệu thì Vua Minh Mạng vốn có thù hằn lâu ngày với Tả Quân Lê Văn Duyệt[28], rất có thể vì:

  • Ông Duyệt không ủng hộ việc Minh Mạng lên ngôi mà ủng hộ con của Hoàng tử Cảnh khi vua Gia Long băng hà[29].
  • Lê Văn Duyệt nhiều lần lạm quyền, hoặc làm sai ý Triều đình [30], đặc biệt là sau khi Vua Gia Long qua đời.
  • Lê Văn Duyệt ít học, bản chất quan võ nóng nảy, nói năng cộc lốc, chẳng biết chiều đón ý Vua, khi tấu đối thường không vừa ý Minh Mạng[31]
  • Ông Duyệt tỏ ý ủng hộ các nhà truyền đạo Cơ đốc châu Âu làm nghịch ý Vua Minh Mạng[29].
  • Ông Duyệt được hưởng quyền "nhập triều bất bái" (vào triều không phải lạy) từ thời Gia Long, nên sau này ông không lạy Vua Minh Mạng. Điều này đã làm Vua khó chịu [32].

Dù không ưa nhưng Vua Minh Mạng chưa thể làm gì Lê Văn Duyệt, vì công lao và uy quyền của ông quá lớn [33]. Cho nên sau khi triều đình dẹp xong cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi (1835), nhân Phan Bá ĐạtĐô sát Viện dâng sớ kể tội Tả Quân, Minh Mạng liền dụ cho đình thần nghị xử. Nội các là Hà Văn Quyền, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Quỳnh dâng sớ tội trạng của Lê Văn Duyệt. Đến khi nghị án xong, có bảy tội nên trảm (chém), hai tội nên giảo (thắt cổ), một tội phải sung quân (tự tiện bắt biền binh đóng thuyền).[34]

Bảy điều đáng làm tội xử trảm (chém):

  1. Sai người riêng đi Miến Điện kết ngoại giao.
  2. Xin tống thuyền Anh Cát Lợi đến thành để tỏ có
  3. Xin giết thị vệ Trần Văn Tình để khóa miệng người.
  4. Kháng sớ giữ lại người được tuyên triệu điệu bổ quan viên.
  5. Cậy bè đảng xin tăng thọ cho Lê Chất.
  6. Chứa riêng giấy đóng ấn vua sẵn.
  7. Gọi mả cha là lăng, nói với người xưng là "cô".

Hai điều đáng xử tội giảo (thắt cổ):

  1. Cố xin dung nạp Miến Điện để thỏa việc làm bậy.
  2. Nói với người rằng xin được thơ phụ tiên có câu "Trần Kiều hoàng bào".

Án dâng lên, những người nguyên nghị trảm quyết đều đổi làm trảm giam hậu, những đứa trẻ dưới 15 tuổi tạm giam lại. Những trẻ bé không biết gì thì tha không bắt. Phát nô 13 đứa đàn bà, đều tha cả. Việc chém xác cũng không thi hành. Lạng Bình hộ phủ Trần Huy Phác xin những thê thiếp con cháu Duyệt đều xử trảm quyết. Quảng Yên hộ phủ Lê Dục Đức tâu xin những đứa phạm 16 tuổi trở lên, đều xin đem giết đi. Bình Phú Tổng đốc Vũ Xuân Cẩn, Ninh Thái Tổng đốc Hoàng Văn Trạm cũng xin y đình nghị, lại nói rằng hoặc nên lấy công bù tội, châm chước quyết định thế nào ra tự ơn trời.[34]

Sau đó, vua Minh Mạng ra dụ có đoạn rằng:

Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bửa quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, chẳng cần gia hình chi cho uổng công[35]. Vậy cho Tổng đốc Gia Định đến chỗ mả hắn cuốc bỏ núm mộ san bằng mặt đất và khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: "Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ" (Chỗ này là nơi hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu hình phạt)[36]

Sau đó, lệnh được thực hiện theo như lời dụ. Ngoài ra, mộ cha mẹ ông ở Long Hưng (nay thuộc Châu Thành, Tiền Giang) cũng bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia[31].

Được phục hồi danh dự

Lê Văn Duyệt trên mặt trước tờ 100 đồng in năm 1966 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Năm Tân Sửu (1841) Vua Thiệu Trị lên ngôi, ban lệnh tha tội các thân thuộc của Lê Chất và Lê Văn Duyệt [37].

Tháng 2 (âm lịch) năm đầu Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin lục dụng những con cháu của Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Lời tâu làm Vua cảm động, bèn cho con cháu ông Thành làm Chánh đội,[38], cho cháu Văn Duyệt là Điển làm chư quân Cai đội[34].

Tự Đức năm thứ 2 (1849), đình thần xin rửa tội cho Lê Văn Duyệt. Cấp trả khu vực mộ của Lê Văn Duyệt cho người cháu (gọi Văn Duyệt bằng ông chú bác) là Lê Văn Niên trông coi. Mộ cha mẹ Lê Văn Duyệt ở thôn Long Thịnh cũng đều cho tu sửa.[34]

Tuy nhiên, mãi đến năm tháng 4 (âm lịch) năm 1868, nhà vua mới chính thức ban lệnh truy phục chức hàm cho Nguyễn Văn Thành (là Chưởng trung quân Đại tướng quân Quận công) và Lê Văn Duyệt (là Chưởng Tả Quân Đại tướng quân), đồng thời cho thờ trong miếu Trung hưng công thần ở Huế [39].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê_Văn_Duyệt http://seasiavisions.library.cornell.edu/catalog/s... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://baothuathienhue.vn/toa-dam-ra-mat-sach-ly-l... http://antgct.cand.com.vn/Nhan-vat/Bi-kich-cua-ta-... http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20100420/truong-... http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Artic... http://congbao1.binhthuan.gov.vn/vanban/882009nqhd... http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/139068/Mo-ta-qu... http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20080203/du... http://vtc.vn/dung-tuong-dong-le-van-duyet-tai-lan...